SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA DẦU ĐẬU NÀNH VÀ MỠ CÁ ĐẾN TỈ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ VỖ BÉO

Similar documents
Bài tập 4 C# Mục tiêu:

Mô hình Mundell-Fleming

Quản lý phạm vi (Scope) Chương II

Chương 7 KIẾN TRÚC MÁY TÍNH TIÊN TIẾN

Mô hình Mundell-Fleming. IS-LM-CM Small Open Economy Capital Mobility

Gv.HVK 1 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC

VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT CAPACITY CỦA CAM-I

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỊCH VỤ CNTT TỔNG QUAN

An toàn Bảo mật thông tin (Mật mã cổ điển) Giáo viên: Phạm Nguyên Khang

Nguyên lý hệ điều hành. Các hệ thống lưu trữ. Cấu trúc đĩa. Lập lịch đĩa (1) Lập lịch đĩa (3) Lập lịch đĩa (2)

Công ước STCW 78/95/2012 sữa ñổi bổ xung và công tác ñào tạo tiếng Anh

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ BỀ MẶT BẰNG CÔNG NGHỆ PLASMA TRÊN MÀNG NHỰA PP, PE, PVC

HIỆU LỰC PHÒNG CHỐNG MỐI CỦA GỖ SAU XỬ LÝ LẮNG ĐỌNG SILICA, DUNG DỊCH HỖN HỢP SILICAT VÀ BORIC AXIT

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM đợt 1 (Địa chỉ trang web: sinh/saudaihoc)

ỨNG DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ LEICA VIVA TS15 VÀ PHẦN MỀM GOCA ĐỂ TỰ ĐỘNG QUAN TRẮC BIẾN DẠNG TƯỜNG VÂY NHÀ CAO TẦNG

Lý do cần tuần hoàn nước?

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÉP

TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG GIÓ TÁC DỤNG LÊN HỆ MẶT DỰNG KÍNH THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, HOA KỲ VÀ CHÂU ÂU

Xây dựng lớp xử lý dữ liệu

PHÂN TÍCH RỦI RO VỀ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG RISK ANALYSIS FOR BUILDING PROJECT IN CONSTRUCTION PHASE

2898 max. ĐH Bách Khoa TP.HCM 1. Phổ của trái đất (288 o K) Phổ điện từ của ánh sáng. Định luật Wien. Dãy phổ phát ra từ mặt trời

HỢP ĐỒNG MUA BÁN SALE CONTRACT Số / Ref. :../2017/

Tổng quan về Áp dụng Tiếp cận Hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam

1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong quản trị doanh nghiệp Mô hình lý thuyết cơ bản của kế toán quản trị chi phí 16

QUẢN TRỊ HỆ THỐNG GIAO THÔNG

TƯ LIỆU VỤ KIỆN GIỮA PHILIPPINES VÀ TRUNG QUỐC VỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG TẠI TOÀ TRỌNG TÀI

ĐÀ NẴNG. Thành phố đáng sống. nhất thế giới Điểm du lịch mới hấp dẫn nhất hành tinh

Phủ UV định hình theo màu in. Ép kim (vàng) Thúc nổi theo hình, ép kim (vàng)

LÀM VIỆC THÔNG MINH TRONG NGÀNH BÁN LẺ

Một giải pháp tóm tắt văn bản tiếng Việt tự động

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN DẦU KHÍ THUỘC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

Buhler Vietnam. 16-July Innovations for a better world.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

ETABS KIẾN THỨC SỬ DỤNG

243fully-finished units

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VIỆN NĂNG SUẤT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hướng dẫn sử dụng NukeViet 2.0

Chương 4. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG: Mô hình luồng(dòng) dữ liệu

Created date March, 2017 Dung Hoang, SEOtheTop.com

INDIVIDUAL CONSULTANT PROCUREMENT NOTICE. for individual consultants and individual consultants assigned by consulting firms/institutions

BÀI TẬP MÔN HỌC KỸ THUẬT VI XỬ LÝ VÀ ỨNG DỤNG

DỰ BÁO NGUY CƠ VÀ CƯỜNG ĐỘ PHÁT TRIỂN TRƯỢT LỞ KHU VỰC THỊ XÃ BẮC KẠN

ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 2 PROGRAMMING LANGUAGES II (LẬP TRÌNH DOTNET)

Cao ốc hoàn thiện mà khách không đến

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MIDAS/Civil

HƢỚNG DẪN THỰC HÀNH STATA 12

ỨNG DỤNG MẠNG NORON NHÂN TẠO SOM CHO BÀI TOÁN NHẬN DẠNG KÍ TỰ

NƠI CUỘC SỐNG. hăng hoa. Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas & Resort. Dương Tơ, Phú Quốc, Việt Nam.

CÂY HẬU TỐ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ XÂU

KHOA KINH TẾ BỘ MÔN THẨM ĐỊNH GIÁ LUẬT PHÁP BẤT ĐỘNG SẢN Ở ÚC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Lập trình Visual Basic.Net

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Lý thuyết & thực tiễn. Tháng 8/2016. Kantar Media

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2017

HAGAR JOB DESCRIPTION HOUSE MOTHER (PART TIME)

BAG CAO TAI CHINH GILKA NIEN DO. 6 THANG OAU CUA NAM TA! CHINH KfiT THUC NGAY 31 THANG 12 NAM 2015

TỔNG QUAN / OVERVIEW. Poolhouse Restaurant

Điều khiển chống rung cho cầu trục ba chiều bằng phương pháp Hybrid Shape

PRIME LOCATION THE EAST SEA

Giới thiệu về Micro PLC "CP1L/1H"

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

An Appraisal Study of Social Attitudes in News Reports towards President Obama s Visit to Vietnam

KIEÁN TRUÙC MAÙY TÍNH TIEÂN TIEÁN

GIẢI PHÁP TÍCH HỢP DỊCH VỤ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THEO MÔ HÌNH SOA

UNIT CORP HỒ SƠ GIỚI THIỆU CÔNG TY UNIT CORP PHIÊN BẢN: 1.0. Công Viên Tri Thức Việt Nhật, Trần Não, Quận 2, TPHCM

LẬP TRÌNH DI ĐỘNG. Bài 6: Các Điều Khiển Cơ Bản

Landscape Heritage in Vietnam. Di sản cảnh quan Việt Nam

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG THÔNG TIN

NGHIÊN CỨU VỀ MẠNG NEURAL TÍCH CHẬP VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN NHẬN DẠNG BIỂN SỐ XE

Dear friends, 2- Friday Nov 11, 2016: Gala diner at Khu du lịch Văn Thánh with live band, singers, dancing, soft drinks.

Viện Hàn lâm Khoa học và

Company Portfolio Wonder Technique Corporation

The Vietnamese Land Law 2003 and significant renovations on land policy towards the Country s industrialization

Once in a while, it s nice to be reminded that you re important and appreciated.

LE MERIEN DA NANG RESORT & SPA PROJECT

ITAXA Building, M Level, 126 Nguyen Thi Minh Khai St., District 3, HO CHI MINH CITY, VIET NAM

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG

VIETNAM JAPAN ARCHITECTURE FORUM 2017 Ho Chi Minh City 2017 Feb. 20 Feb. 21 The 3 rd Asian Urban Architecture Forum REPORT

R3 - Test 11. Question 1

Accessibility to Land Administration by Grassroots Stakeholders in Vietnam: Case study of Vinh Long Province

Vietnam Land Administration Views from Poverty Alleviation and Small & Medium Enterprise Development. Vo, DANG HUNG and Trung TRAN NHU, Vietnam

LEADVISORS TOWER. Render Images Area Schedule Specifications Floor Plan PHAM VAN DONG, BAC TU LIEM, HANOI. Exclusive Leasing Agent

The 100 Best Business Books of All Time 100 CUỐN SÁCH QUẢN TRỊ KINH DOANH HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI. The 100 Best Business Books of All Time

BEACH ACTIVITIES PRICE LIST

GIÚP ÐỌC LỜI CHÚA NOVA VULGATA VÀ CÁC BẢN CỔ KINH THÁNH

BAO CAO TAI CHINH CHO NAM TAI CHINH KET THUC NGAY 31 THANG 12 NAM 2017 CONG TY CO PHAN CONG TRINH DO THI VAN NINH

MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 7 CHƢƠNG 1 : MẠNG NƠRON VÀ QUÁ TRÌNH HỌC CỦA MẠNG NƠRON Giới thiệu về mạng nơron và quá trình học của mạng nơron...

DRAGON HILL CITY HA LONG INTRODUCTION DRAGON HILL CITY INTRODUCTION FACILITIES SITE MAP UNIT FLOOR PLANS ABOUT N.H.O

Lập trình Pascal. Biên tập bởi: Thu Nguyen

fb.com/nanoco.com.vn

CONG TY CO PHAN CONG TRiNH DO THI VAN

Hội viên. Quà tặng. Thẻ. Phiếu. MIỄN PHÍ GỬI XE 2 GIỜ với hóa đơn từ VND ĐẶC BIỆT

COMPANYăPROFILE VIET HAN PRODUCTION TRADING & CONSTRUCTION CO., LTD

Từ Điển Tiếng Anh Kỹ Thuật Xây Dựng

Tan Hung Investment Joint Stock Co.,

REPORT ON PROJECT STATUS AND DEVELOPMENT PROGRESS IN Respectfully submitted to: THE ANNUAL GENERAL MEETING OF SHAREHOLDERS

Community Safety Seguridad Comunitaria Sự An Toàn của Cộng Đồng

Sinks & Taps

CONG TY CO PHAN VAN TAI VA DJCH Vy LIEN NINH. BAO CAO TAI CHINH DA BlfQC KIEM TOAN Cho n5m tai chinh ket thuc ngay 31 thang 12 nam 2017

C ~ MVC LVC Trang. Bao cao cua HQi d6ng quan tr! 1-3. Bao cao ki6m toan dqc IfP. Bao cao tai chinh di du'q'cki6m toan. Bang can doi kll toan

Transcription:

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA DẦU ĐẬU NÀNH VÀ MỠ CÁ ĐẾN TỈ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ VỖ BÉO Nguyễn Thị Hồng Nhân, Nguyễn Trọng Ngữ 1 ABSTRACT In the first experiment, three growing crossbred cattle (Lai Sind) were fed on a basal diet of rice straw and para and given a single drench of 6 ml/kg LW of either soybean oil or fish oil. Experiment two including 15 Lai Sind growing cattle (136-143 kg) was conducted at farmer s housholds. The cattle were fed on the same diets as in experiment 1 and kept for 90 days after being given a single dose 6 ml/kg LW of soybean oil or fish oil. In both oil treatments,dm digestibility was improved from 54.4 (control) to 61.3 and 60.9% for soybean and fish oils, respectively. In the on-farm trial, growth rate increased to 14-15% in cattle given the oil drench compared to the control animals. Feed conversion ratio tended to be better in cattle given the oil drench. There were no differences between fish oil and soybean oil in the degree of beneficial effects on the cattle. Keywords: soybean oil, fish oil, growing crossbred cattle Title: Effects of drenching soybean oil and fish oil on intake, digestibility and performance of cattle fattening TÓM TẮT Đề tài: So sánh ảnh hưởng của dầu đậu nành và mỡ cá đến tỉ lệ tiêu hóa và tăng trọng của bò vỗ béo được tiến hành tại trường Đại học Cần Thơ và thành phố Long Xuyên. Thí nghiệm 1 được tiến hành trên ba bò đực lai Sind bố trí theo thể thức hình vuông la tinh gồm 3 nghiệm thức và 3 giai đoạn, bò được nuôi bằng khẩu phần cơ bản là rơm, cỏ và có cho uống dầu đậu nành hoặc mỡ cá với liều 6ml/kg thể trọng vào đầu giai đọan thí nghiệm. Thí nghiệm 2 tiến hành trên 15 bò (136-143 kg) tại nông hộ trong 90 ngày với khẩu phần thí nghiệm giống thí nghiệm 1. Qua hai thí nghiệm cho thấy tỉ lệ tiêu hóa tăng ở nghiệm thức uống dầu đậu nành và mỡ cá. Bò ở nông hộ tăng trọng 14-15% so với đối chứng, hệ số chuyển hóa thức ăn được cải thiện tốt hơn. Có thể ứng dụng kỹ thuật vỗ béo nầy trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. Từ khóa: dầu đậu nành, mỡ cá, bò vỗ béo 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta lâu nay, bò sữa được quan tâm còn bò thịt chủ yếu còn mang tính tự phát. Hiện tại, nhu cầu về thịt của người dân ngày càng tăng mà nhất là sau đợt dịch cúm gia cầm thì số lượng bò đã tăng lên rất nhanh so với những năm trước đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, hiện nay nuôi bò thịt có vai trò trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, để phát triển bò thịt cũng có nhiều khó khăn như thiếu về đất, các giống cỏ tốt, kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi bò trang trại, chất lượng cao, 1 Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng 1

mà đặc biệt là nguồn thức ăn. Ở nước ta cũng như các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi trâu bò gắn liền với ngành trồng trọt nên việc tận dụng các loại nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: phụ phẩm trồng trọt (rơm, thân cây bắp, ngọn mía, ) và phụ sản nông nghiệp chế biến (xác mì, rỉ mật, ) đã được nông dân sử dụng từ rất lâu nhưng hiệu quả mang lại không cao. Bởi vì điểm hạn chế của các phụ phẩm như rơm là hàm lượng nitơ, béo thấp, carbohydrat và hàm lượng xơ cao, tỉ lệ tiêu hóa kém do không cân đối dưỡng chất. Vì vậy cần có biện pháp làm tăng khả năng tiêu hoá của gia súc nhai lại đối với khẩu phần thức ăn nhiều xơ. Theo Seng Mom (2001) và Nguyen Xuan Trach (2004) dầu thực vật hạn chế và làm giảm số lượng protozoa dẫn đến làm tăng lượng vi khuẩn và tăng khả năng tiêu hoá xơ, tăng lượng ăn vào và cả tăng trọng. Tuy nhiên, ngoài dầu thực vật thì mỡ động vật có tác dụng như vậy hay không? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: So sánh ảnh hưởng của dầu đậu nành và mỡ cá đến tỉ lệ tiêu hóa và tăng trọng của bò vỗ béo. 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 Phương pháp bố trí các thí nghiệm Thí nghiệm 1 được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ trên ba bò đực lai Sind được mổ lỗ dò dạ cỏ theo thiết kế hình vuông la tinh gồm 3 bò x 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn thí nghiệm gồm 40 ngày. Từ ngày 1 đến 19: nuôi thích nghi sau đó bò sẽ được uống dầu đậu nành hoặc mỡ cá với liều 6 ml/kg thể trọng. Mẫu được thu thập theo giai đọan mỗi 7 ngày. Để bò thí nghiệm có môi trường dạ cỏ như nhau trong 19 ngày nuôi thích nghi của mỗi giai đoạn bò được cho 200 ml dịch dạ cỏ/con/ngày của bò bình thường qua lỗ dò dạ cỏ. Các nghiệm thức thí nghiệm: RC : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK) RCDN: RCMC: 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu nành 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu cá Thí nghiệm 2 được tiến hành trên 15 bò lai Sind khoảng 1 1,5 năm tuổi, có trọng lượng từ 136-143 kg tại và hộ nông dân chăn nuôi bò ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lập lại và cùng khẩu phần với thí nghiệm 1. Thời gian nuôi thí nghiệm là 90 ngày. Đá liếm bổ sung khoáng gồm thành phần: bột xương: 15%; bột sò: 15%, muối: 15%; vôi: 15%; xi măng: 20%; đất sét: 20% và treo mỗi con một đá liếm riêng. Các chỉ tiêu theo dõi: Giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn, tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất của khẩu phần, tăng trọng của bò thí nghiệm và hệ số chuyển hóa thức ăn. 2.2 Cách xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) và được thực hiện trên Minitab (Minitab Release 13.2). Độ khác biệt ý nghĩa của các 2

giá trị trung bình trong và giữa các nghiệm thức được xác định theo Turkey, với alpha < 0,05. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thí nghiệm 1 3.1.1 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong thí nghiệm Qua bảng 1 cho thấy hàm lượng vật chất khô trong rơm là: 91,71% cao hơn cỏ lông tây: 19,21% nhưng về lượng protein thô/vật chất khô thì cỏ lông tây là: 12,44% cao hơn rơm: 4,59%. Hàm lượng ADF, NDF và khoáng tổng số của rơm có giá trị lần lượt là: 35,94; 65,07 và 15,52% cao hơn so với cỏ lông tây 31,54; 62,71 và 11,56%. Bảng 1: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong thí nghiệm Thức ăn DM Tính trên % vật chất khô (DM) CP ADF NDF Ash Rơm 91,71 4,59 35,94 65,07 15,52 Cỏ lông tây 19,21 12,44 31,54 62,71 11,56 DM: vật chất khô, CP: protein thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid,ash: tro 3.1.2 Lượng vật chất khô và protein thô ăn vào của thí nghiệm Lượng vật chất khô và protein thô ăn vào ở cả 3 khẩu phần và 3 giai đoạn khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên lượng vật chất khô và protein thô ăn vào đều tăng lên qua các giai đoạn (trừ nhóm đối chứng ở giai đoạn cuối). Đặc biệt là lượng vật chất khô và protein thô ăn vào ở 2 khẩu phần cho uống dầu nành và mỡ cá đều thấp hơn so với khẩu phần CR. Bảng 2: Lượng vật chất khô và protein thô ăn (kg/% trọng lượng cơ thể) của bò thí nghiệm Lượng ăn Khẩu phần Giai đoạn vào RC RCDN RCMC SE P 1-7 ngày 2,84 1,93 1,91 0,2 0,3 Vật chất 8-15 ngày 2,52 2,76 2,9 0,05 0,07 khô 16-21 ngày 2,55 3,0 2,78 0,08 0,10 Protein thô 1-7 ngày 0,21 0,18 0,21 0,03 0,50 8-15 ngày 0,23 0,31 0,30 0,02 0,03 16-21 ngày 0,25 0,32 0,30 0,01 0,70 RC :50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK). RCDN : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu nành RCMC: 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu cá Tuy nhiên ở 2 giai đoạn sau thì lượng vật chất khô và protein thô ăn vào ở 2 khẩu phần cho uống dầu đều tăng cao hơn so với khẩu phần đối chứng và cao nhất là ở khẩu phần cho uống dầu cá và thấp nhất vẫn là khẩu phần đối chứng. Sở dĩ lượng vật chất khô và protein thô ăn vào ở giai đoạn 1 của bò ở 2 khẩu phần bổ sung dầu thấp hơn so với khẩu phần đối chứng là do lượng thức ăn bò ăn vào giảm. Khi bò được cung cấp một lượng lớn năng lượng thì bò sẽ điều chỉnh bằng cách giảm lượng ăn vào (Lưu Hữu Mãnh et al.,1999). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Hong Nhan (2001, 2003); Nguyen Xuan Trach (2004). 3

3.1.3 Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô và protein thô ăn vào của bò thí nghiệm Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô giai đoạn 1-7 ngày khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các khẩu phần. Tuy nhiên ở các giai đoạn 8-15 ngày và 16-21 ngày tỉ lệ tiêu hóa giữa các khẩu phần khác nhau có ý nghĩa thống kê, giữa nghiệm thức cho uống dầu và mỡ cá khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Theo Sutton (1982), khi cho uống dầu sẽ có sự giảm protozoa và tăng số lượng vi khuẩn do đó làm tăng tỉ lệ tiêu hóa ở những khẩu phần nghèo năng lượng, thấp protein. Bảng 3: Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô và protein thô ăn vào của bò thí nghiệm Tỉ lệ tiêu Khẩu phần Giai đoạn hóa (%) RC RCDN RCMC SE P 1-7 ngày 53,1 53,1 54,1 0,70 0,06 Vật chất khô 8-15 ngày 53,1 a 61,1 b 61,5 b 0,50 0,01 16-21 ngày 54,4 a 61,3 b 60,9 b 0,70 0,04 1-7 ngày 53,2 56,8 60,0 1,40 0,20 Protein thô 8-15 ngày 53,0 a 64,6 b 62,3 b 0,60 0,09 16-21 ngày 52,6 a 64,6 b 64,0 b 0,4 0,03 Ghi chú: a,b các giá trị ở cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P= 0,05. RC :50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK). RCDN : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu nành RCMC: 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu cá Theo Bird và Leng (1984a) cho thấy tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô tăng lên có lẽ là sau khi cho uống dầu thì lượng protozoa đã chết đi làm cho mật độ nấm và vi khuẩn tăng lên, Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm của Nguyen Thi Hong Nhan et al. (2001, 2003, 2005, 2007) do khi cho bò uống 1 lượng chất béo chưa no làm số lượng protozoa giảm, số lượng vi khuẩn tăng lên làm tăng protein vi sinh vật hữu dụng vì các tế bào vi khuẩn có tới 50% là protid, Theo Leng et al. (1981), Bergen và Yokoyama (1977) cho rằng số lượng protein vi sinh vật hữu dụng giảm bởi sự có mặt của protozoa. Điều này chứng tỏ giữa dầu nành và dầu cá có tác dụng như nhau trong việc loại bỏ protozoa, tăng số lượng vi khẩn trong hệ vi sinh vật dạ cỏ từ đó làm tăng lượng ăn vào và tỉ lệ tiêu hóa thức ăn. 3.2 Thí nghiệm 2 3.2.1 Lượng vật chất khô ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn vào của bò thí nghiệm ở nông hộ Về lượng ăn vào hàng ngày của bò thí nghiệm qua các giai đoạn đều khác nhau có ý nghĩa thống kê. Ở giai đoạn 30 ngày đầu bò ở nghiệm thức uống dầu và mỡ cá bị stress nên lượng ăn vào thấp hơn so với đối chứng. Nhưng các giai đoạn sau đó, lượng rơm ăn vào của bò thí nghiệm tăng lên và khác nhau có ý nghĩa thống kê (P = 0,02) mà đặc biệt là ở những bò cho uống dầu tăng cao do bò sau đó đã hồi phục lại sức khỏe và lượng dầu trong cơ thể bò lúc này bắt đầu phát huy tác dụng loại protozoa, tăng số lượng vi khuẩn, đáng lưu ý là lượng VCK ăn vào trong 30 ngày đầu ở tất cả các nghiệm thức đều thấp hơn những ngày sau đó sự khác nhau này là do bò cho uống một lượng dầu khá lớn có thể con vật bị stress nên giảm lượng ăn vào, và kết quả này phù hợp với kết quả của Chaudhary và Srivastava (1995). 4

Thêm vào đó, theo Seng Mon et al. (2003); Nguyen Thi Hong Nhan et al. (2003, 2007); Khonglalien et al. (2008), việc cho uống dầu có hiệu quả trong việc loại protozoa, cải thiện sự tiêu hóa xơ trong dạ cỏ vì vậy làm tăng khả năng tiêu hóa và ăn vào của rơm và cuối cùng là mức tăng trọng của bò. Theo Santra và Karim (2001) việc giảm protozoa không làm giảm mức ăn vào của cừu ở giai đoạn sớm của thí nghiệm. Nghiên cứu tương tự ở cừu giảm protozoa đã cải thiện mức tăng trưởng trung bình từ 15-20% (Bird and Leng,1984 ; Santra and Karim, 2000). Bảng 4 Lượng vật chất khô ăn vào (kg/% trên trọng lượng cơ thể) và hệ số chuyển hóa thức ăn Chỉ tiêu Khẩu phần RC RCDN RCMC SE P Vật chất khô ăn vào, kg 0 30 ngày 2,53 a 2,08 b 2,0 b 0,05 0,001 31-60 ngày 2,56 a 3,05 b 3,08 c 0,07 0,001 61-90 ngày 2,62 a 2,96 b 3,0 b 0,07 0,007 Trung bình 2,57 2,70 2,70 0,04 0,10 Hệ số chuyển hóa thức ăn 0 30 ngày 11,7 a 14,1 b 12,0 b 0,43 0,04 31-60 ngày 11,9 11,5 11,7 0,43 0,78 61-90 ngày 12,3 a 10,3 b 10,6 b 0,26 0,02 Trung bình 12,0 11,3 11,4 0,39 0,16 Ghi chú: a,b các giá trị ở cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P= 0,05. RC : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK). RCDN : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK).), dầu nành RCMC : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu cá Hệ số chuyển hóa thức ăn ăn vào của cừu giảm protozoa tốt hơn so với cừu có protozoa. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hậu (2005) thì cần 7,39 kg vật chất khô cho 1 kg tăng trọng đối với khẩu phần cỏ và rơm có bổ sung thêm 10% cám; 6,88 kg vật chất khô cho khẩu phần cỏ bổ sung mật đường và urê (50g urê/100kg thể trọng); 7,21 kg vật chất khô cho khẩu phần cỏ và rơm có bổ sung urê (50g/100kg thể trọng) và tất cả đều cho uống dầu đều thấp hơn kết quả của thí nghiệm, Điều này được giải thích là do các khẩu phần trong thí nghiệm này ngoài việc cho uống dầu lúc bắt đầu thí nghiệm thì chỉ cho bò ăn khẩu phần có tỉ lệ xơ cao, thấp protein và nghèo năng lượng trong khi thí nghiệm của Nguyễn Minh Hậu (2005) có bổ sung thêm urê và mật đường làm cho hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn cho 1 kg tăng trọng. Theo Bùi Văn Chính (1994), hệ số chuyển hóa thức ăn tính theo vật chất khô cho bò vỗ béo là 9,1 12,1 khi nuôi bằng các khẩu phần sử dụng phụ phế phẩm nông nghiệp có bổ sung thức ăn giàu protein, thức ăn tinh; Từ đây có thể kết luận bò cho uống dầu nành hoặc mỡ cá thì cần ít lượng VCK cho 1 kg tăng trọng hơn so với bò đối chứng. Tóm lại, cho uống dầu giúp bò gia tăng lượng rơm ăn vào và có sự tương quan giữa mức dầu với lượng ăn vào của bò. 3.2.2 Sự thay đổi về trọng lượng của bò thí nghiệm Kết quả tăng trọng của bò thí nghiệm được trình bày ở Bảng 5 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tăng trọng hàng ngày của toàn thí nghiệm giữa nghiệm 5

thức RC so với hai nghiệm thức RCDN và RCMC (P<0,05). So với kết quả nghiên cứu của Seng Mom et al. (2001) thì tăng trọng hàng ngày của bò là 302 g/con/ngày khi cho bò ăn khẩu phần cơ bản là rơm và lá khoai mì và cho bò uống 5 ml dầu/kg thể trọng. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm (1999) khi nuôi bò với khẩu phần rơm phun 4% urê và 50% cỏ cho tăng trọng 366 g/con/ngày thấp hơn kết quả ở nghiệm thức RCDN và RCMC và kết quả của Đoàn Hữu Lực (1997) với khẩu phần 50% cỏ và 50% rơm-urê, tăng trọng trung bình của bò lai sind là 440 g/con/ngày. Bird và Leng (1985), Santra và Kram (2001) cho rằng giảm protozoa đã cải thiện mức tăng trưởng trung bình từ 15-20% và Leng (1982) thấy rằng giảm protozoa làm tăng khả năng sử dụng protein vi khuẩn từ đó làm tăng sự hữu dụng protein vi sinh vật cho vật chủ. Bảng 5: Tăng trọng của bò nuôi thì nghiệm Chỉ tiêu Khẩu phần RC RCDN RCMC SE P Trọng lượng, kg Đầu thí nghiệm 141 140 139 1,28 0,9 Cuối thí nghiệm 171 174 173 1,54 0,87 Tăng trọng, g /con/ngày 0-30 ngày 327 a 217 b 246 b 13 0,001 31-60 ngày 347 a 427 b 420 b 15 0,008 61-90 ngày 340 a 507 b 493 b 30 0,003 0 90 ngày 339 a 388 b 393 b 12 0,023 Ghi chú: a,b các giá trị ở cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P= 0,05. RC : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK). RCDN : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK).), dầu nành RCMC: 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu cá Tuy nhiên, cả ba mức tăng trọng trung bình của bò trong thí nghiệm này đều thấp hơn so với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Minh Hậu (2005) tương ứng từ 520 đến 660 g/con/ngày, vì ngoài việc cho uống dầu thì thí nghiệm nầy còn bổ sung thêm một số loại thức ăn khác có giá trị dinh dưỡng như mật đường, urê hay cám. Những loại thức ăn này kích thích bò ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn do mật đường đã cung cấp một lượng lớn cơ chất cho vi sinh vật lên men kết hợp với bổ sung urê một cách liên tục làm tăng sự phát triển của vi sinh vật dạ cỏ nên làm cho tốc độ tăng trọng của gia súc tốt hơn là cho uống dầu một lần và chỉ cho ăn đơn thuần khẩu phần rơm và cỏ như trong thí nghiệm này. Từ những kết quả trên cho thấy sự ảnh hưởng của dầu đậu nành và mở cá đều mang lại hiệu quả tốt cho tăng trọng. 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Có thể cho uống 6 ml dầu đậu nành hoặc mỡ cá / kg thể trọng làm tăng lượng ăn, tăng tỉ lệ tiêu hóa thức ăn và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt thông qua việc tăng trọng của bò. 6

Có thể phổ biến kỹ thuật cho bò uống dầu đậu nành hoặc mỡ cá cho bò vào đầu giai đoạn vỗ béo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bergen, W. G. and M. T. Yokoyama. (1977), Productive limits to runen fermentatioa, J. Anim. Sci. 46, pp. 573. Bird, S. and Leng, R. A. (1984a), Further effects of defaunation of the rumen on the growth of cattle on low-protein, high-energy diets, Br. J. Ntr., 40, pp. 163-167.3. Bird, S. H. and R. A. Leng. (1985), Productivity responses to eliminating protozoa from the rumen of sheep, Rev. Rural Sci., 6, pp.109-117. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, Nguyễn Hữu Tào, Phạm Văn Thìn (1994) Nghiên cứu chế biến tảng urê - rỉ mật làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1991 1992, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Chaudhary, L. C., Srivastava, A., Singh, K. K. (1995), Rumen fermentation pattern and digestion of structuralcarbohydrate in buffalo (Bubalus bubalis) calves as affected by ciliate protozoa, Anim. Feed Sci. Tecnol. 56, pp. 111 117.5. Đoàn Hữu Lực (1999), Thực hiện biện pháp lai sind và chế biến thức ăn thô để cải tiến năng suất đàn bò tại địa phương tỉnh An Giang, Luận án thạc sĩ. Leng, R. A. (1982), Dynamics of protozoa in the rumen of sheep. Br. J. Nutr., 48, pp. 399-415. Leng, R. A., Gill, M., Kempton, T. J., Rowe, J. B., Nolan, I. V., Stachin, S. J and Preston, T. R. (1981), Kinetics of large ciliate protozoa in the rumen of cattle given sugar cane diets, Br. J. Nutr., 46, pp. 371-8847. Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhật Xuân Dung, Võ Văn Sơn, 1999) Bài giảng dinh dưỡng gia súc, ĐHCT, Minitab. (2000), Minitab Reference Manual, PC Version, Release 13.2. Minitab Inc., State College, PA Nguyen Thi Hong Nhan, Nguyen Trong Ngu, Nguyen Thiet, TR Preston and R A Leng. 2005. Determination of the optimum level of a soybean oil drench with respect to the rumen ecosystem, feed intake and digestibility in cattle. Livestock based sustainable farming systems in the lower Mekong basin. pp 70-74 Nguyen Thi Hong Nhan, Nguyen Trong Ngu, Vo Van Son, T R Preston and R A Leng (2007), Effects of oil drench on growth rate of cattle fattened on grass, supplemented with molasses, rice bran or rice straw. Livestock Research for Rural Development 19 (9) 2007. http://www.cipav.org.co /lrrd/lrrd19/9/nhan19133.htm Nguyen Thi Hong Nhan., Nguyen Van Hon., Nguyen Trong Ngu. (2003), Effect of drenching with cooking oil on performance of local Yellow cattle fed rice straw and cassava foliage, Livestock research for rural development 15 (7). www.cipav.org,co /irrd/irrd15/7nhan157.htm. Nguyen Thi Hong Nhan., Nguyen Van Hon., Nguyen Trong Ngu., Nguyen Tien Von (2001), Practical application of defaunation of cattle on farms in Viet Nam: Response of young cattle fed rice straw and grass to a single drench of groundnut oil, Asian-Aust. Journal animal science vol. 14, No.4, pp. 485-490. Nguyen Xuan Trach, Mai Thi Thom. (2004), Responses of growing beef cattle to a feeding regime combining road side grazing and rice straw feeding supplemented with urea and brewers, grains following an oil drench, Livestock Research for Rural Development (16) 07 2004. http://www.cipav.org.co/lrrd/lrrd16/7/trach16053.htm Nguyễn Minh Hậu, 2005, Ảnh hưởng của dầu đậu nành trên tăng trọng của bò thịt lai Sind nuôi bằng cỏ, rơm, mật đường có bổ sung urê và cám, LVTN, ĐHCT, 7

Nguyễn Thị Thanh Tâm (1999), Nuôi bò thịt bằng nguồn thức ăn sẵn có trong mùa khô tại xã Mỹ Hoà Hưng-Thành Phố Long Xuyên - An Giang, LVTN, Đại Học Cần Thơ. Santra, A. and Karim S. A. (2001), Influence of ciliate protozoa on biochemical changes and hydrolytic enzyme profile in the rumen ecosystem Journal of Applied Microbiology 2002, 92, 801 811-2001/219 Seng Mom, Preston T. R and Leng R A. (2001), Response of young cattle fed rice straw to supplementation with cassava foliage and a single drench of cooking oil, Livestock Research for Rural Development (13) 4: http://www.cipav.org.co/lrrd/lrrd13/4/seng134.htm Sutton, J. D., Knight, R. K., McAllan, A. B. and Smith, R. H. (1983), Digestion and synthesis in the rumen sheep given diets supplemented with free and protected oils, Br. J. Nutr., 49, pp. 419-432. Sypraseuth Khonglalien, Bounlieng Khoutsavang, Phonepaseuth Phengsavanh and Preston T R 2008 Measuring growth responses to an oil drench and cassava foliage in local (Yellow breed) cattle fed rice straw and a rumen supplement. Proceedings MEKARN Regional Conference 2007: Matching Livestock Systems with Available Resources (Editors: Reg Preston and Brian Ogle), Halong Bay, Vietnam, 25-28 November 2007. 8